Đại dịch Covid-19 ngày càng trở nên nghiêm trọng làm ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu. Thị trường đầu tư cũng ngày một yên ắng hơn. Nhờ vậy, vàng nhanh chóng trở thành nơi trú ẩn an toàn cho cả những nhà đầu tư lão làng và các nhà đầu tư non trẻ. Do đó, nhu cầu vàng như một tài sản trú ẩn an toàn đã tăng đột biến. Nếu là nhà đầu tư đang cố gắng nắm giữ vàng, trước khi tham gia vào “cơn sốt vàng điên cuồng”, thì bạn nên tìm hiểu kỹ kiến thức đầu tư về vàng.
Mục lục
Vàng là gì?
Vàng là một kim loại quý có màu vàng sẫm, ánh đỏ. Tên Latinh của nó là Aurum, ký hiệu là Au. Nhiệt độ nóng chảy của vàng là 1064 độ C. Khi nóng chảy, vàng dễ hòa tan với các kim loại màu khác như: Vàng nguyên chất là kim loại tương đối mềm, dễ kéo dài, dễ uốn, dát mỏng, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Nó cũng là một chất có tính phóng xạ tuyệt vời, nếu phủ lên bề mặt vật thể một lớp vàng mỏng, nó có thể phản xạ tới 90% sự phóng xạ có mật độ cao hoặc bức xạ nhiệt. Vàng không tan trong đơn chất axit, không bị oxy hóa trong môi trường tự nhiên, không bị tác động bởi các muối kiềm nhưng lại có thể “hòa mình” trong thủy ngân lỏng và cũng dễ hòa tan với các kim loại khác khi có nhiệt độ cao như: đồng, bạc, kẽm, nhôm, thiếc, niken… .Vàng được sử dụng làm nguyên liệu tinh chế các loại trang sức đắt tiền hoặc được đúc miếng làm tài sản tích trữ. Theo ước tính, trên toàn thế giới chỉ có khoảng 19 mét khối vàng. Do đó, đây là kim loại vô cùng quý.
Thị trường vàng hiện nay
Hiện nay, thị trường vàng trong nước và trên thế giới vẫn đang ghi nhận mức tăng nhẹ. Các chuyên gia đưa ra dự báo, triển vọng với vàng vẫn khá lạc quan và kim lọại quý này vẫn tiếp tục được xem là lựa chọn trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư.
Mặc dù các số liệu kinh tế khởi sắc cũng cho thấy những khó khăn trong ngắn hạn đối với vàng, song môi trường lãi suất thấp và thậm chí rơi xuống vùng âm, đồng USD yếu đi và kỳ vọng về các gói kích thích mới cũng khiến cán cân nghiêng về phía rủi ro sẽ còn tăng, qua đó sẽ còn có lợi cho giá kim loại quý này.
Giá vàng hưởng lợi từ các mức lãi suất thấp hơn bởi lãi suất thấp làm giảm chi phí cơ hội nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng và tạo sức ép lên đồng đô-la Mỹ.
Các nhà phân tích cho rằng triển vọng dài hạn đối với vàng vẫn khá lạc quan khi các nhà đầu tư nhận thức được tác động lạm phát của những biện pháp kích thích kinh tế mà chính phủ sử dụng để cứu trợ nền kinh tế, và trước nguy cơ làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ hai có thể xảy ra vào mùa Thu tới.
Theo phân tích của các chuyên gia, yếu tố hỗ trợ cho giá vàng là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết Ngân hàng Trung ương Mỹ sẽ tìm cách đạt tỉ lệ lạm phát trung bình hằng năm 2%. Đồng nghĩa FED tiếp tục giữ chính sách tiền tệ nới lỏng thêm một thời gian nữa.
Trong dài hạn, vàng tiếp tục được xem là sự lựa chọn trú ẩn an toàn, khi ở đâu nhà đầu tư cũng thấy những nỗi lo cũ, chẳng hạn những lo ngại xung quanh kinh tế toàn cầu và đại dịch Covud-19, kết hợp với những vấn đề mới, chẳng hạn như việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe từ chức và cuộc bầu cử sắp tới”, ông George Gero nhấn mạnh.
Yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng
1.Nguồn cung vàng
– Vàng là hàng hoá đặc biệt. Vì là hàng hoá nên vàng chịu tác động của quy luật cung cầu. Nguồn cung vàng chịu tác động bởi ba yếu tố. Sự biến động của các yếu tố này rất quan trọng với việc dự đoán xu hướng giá vàng.
Yếu tố 1: Chính sách dự trữ vàng của các quốc gia.
Việc mua vàng của các quốc gia có tác động đáng kể đến nguồn cung vàng. Nếu quốc gia nào đó quyết định mua vàng dự trữ với khối lượng lớn, thì giá vàng thế giới sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu họ bán ra với số lượng lớn, giá vàng sẽ giảm.
Yếu tố 2: Hoạt động giao dịch vàng của các quỹ lớn.
Hiện nay có một số quỹ lớn đang nắm một khối lượng vàng rất lớn. Có thể kể đến như: IMF, SPDR Gold, Gold Trust… Mỗi động thái mua vào/ bán ra của các quỹ này đều tạo ảnh hướng đến giá vàng trên thế giới.
Yếu tố 3: Sản lượng khai thác vàng trên thế giới.
Các quốc gia có sản lượng khai thác vàng lớn nhất thế giới gồm: Trung Quốc, Australia, Nga, Mỹ, Canada, Nam Phi,… Nếu sản lượng khai thác ở các nước này sụt giảm thì giá vàng sẽ tăng lên. Ngược lại, giá vàng giảm khi sản lượng khai thác tăng cao.
2. Đồng Đô-la Mỹ (USD)
Đồng USD là đồng tiền thanh toán quốc tế. Trên thị trường thế giới, vàng cũng được mua bán theo đồng này. Có thể nói, giá trị tương đối của vàng được biểu hiện thông qua USD. Chính vì vậy, khi đồng này mất giá thì giá vàng sẽ tăng lên, và ngược lại.
Giá trị đồng USD thường được đánh giá thông qua những yếu tố phản ánh “tình hình sức khỏe” của nền kinh tế Mỹ. Đó là tình hình bốn thị trường: nhà ở, lao động, tín dụng và vốn. Ngoài ra, quyết định về lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng là yếu tố quan trọng..
3. Giá dầu
Sự tương quan trong biến động giá cả của 2 loại hàng hoá trên thị trường là điều có thể xảy ra. Nhất là chúng cùng được định giá bằng một loại tiền tệ. Trong trường hợp này, vàng và dầu đều được định giá bằng đồng USD. Thế nên giá hai hàng hoá này có sự tương quan nhất định với nhau.
Tuy nhiên mối tương quan này không phải luôn tồn tại. Tương quan này tồn tại khi biến động của giá dầu đến từ các tác động của đồng USD. Còn nếu biến động của giá dầu không đến từ tác động của đồng này thì rất khó khẳng định mối tương quan.
Trên đây là ba yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến giá vàng. Bằng việc quan sát những biến động trên, nhà đầu tư sẽ có cho mình nhiều cơ sở quan trọng để dự đoán xu hướng của giá vàng để quyết định xem có nên lựa chọn mua vàng tại thời điểm này hay không?
Phân loại VàngTại Việt Nam, người ta thường phân biệt vàng thành ba khái niệm: vàng ta, vàng Tây và vàng trắng. Bản chất của 2 loại vàng này được phân biệt bởi độ tinh khiết của vàng. Vàng ta hay còn gọi là vàng ròng nguyên chất, có hàm lượng là 99,99%. Có nghĩa là tỷ lệ tạp chất lẫn trong vàng chỉ chiếm 0.01% (Vàng không có tạp chất). Vàng tây là loại vàng có lẫn tạp chất, là hợp kim vàng với các kim loại khác nhau. Điều này giúp cho vàng tây có nhiều màu sắc như trắng, vàng, hồng… Trong thực tế vàng tây được sử dụng rộng rãi và chủ yếu trong lĩnh vực làm trang sức bởi đặc điểm đa dạng về màu sắc, có độ sáng bóng và dễ dàng chế tác. Trong số các loại vàng tây, vàng Ý, vàng Đức, vàng của Hàn Quốc được đánh giá cao về chất lượng hơn hẳn so với các quốc gia khác, do đó giá thành của chúng cũng cao hơn. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường còn có vàng trắng. Người ta lựa chọn những kim loại quý với tỷ lệ thích hợp để nấu chảy đến cùng với vàng, sau khi kết tinh thu được một hợp kim có màu trắng, sản phẩm này được gọi là vàng trắng. Hoặc nói một cách khác vàng trắng là hợp chất đa nguyên tố không phải là một đơn chất trong bảng tuần hoàn MENDELEEP. Thành phần của nó gồm có vàng và các loại kim loại quý hiếm như Niken, Pladi, Platin..vv..Do tính chất đặc biệt của hợp kim nên màu vàng của vàng đã biến mất trong vàng trắng. |
ThS. Trịnh Thị Minh Nguyệt