Mục lục
Workshop “Kỹ năng quản lý tài chính”
Ngày 06/03/2023, chương trình Tài Chính Gen Z Mùa 2 đã có mặt tại điểm trường THPT Lê Lợi để chia sẻ về các “kỹ năng quản lý tài chính cá nhân” cho các bạn học sinh trong trường. Đồng hành cùng diễn giả Nguyễn Xuân Tiệp tại điểm trường là các bạn sinh viên khoa Tài chính Ngân hàng, trường Đại học Đại Nam với một năng lượng dồi dào – nhiệt huyết bùng cháy cùng học sinh THPT Lê Lợi.
Bắt đầu chương trình bằng một trò chơi có quy luật, diễn giả đã đưa ra những ví dụ gần gũi, cụ thể trong cuộc sống hàng ngày từ đó giúp các bạn hiểu rõ hơn về kỹ năng quản lý chi tiêu. Ngài
Robert Kiyosaki – tác giả cuốn sách nổi tiếng “Cha giàu – Cha nghèo” đã từng nhận định: “Không quan trọng là bạn kiếm được bao nhiêu tiền mà quan trọng là bạn giữ được bao nhiêu tiền, làm thế nào để tiền phục vụ bạn và để tiền có thể sinh thêm tiền”. Để giúp học sinh dễ hình dung hơn Thầy Tiệp đã chia sẻ về “Nguyên tắc 6 chiếc lọ” hay JARS system được xây dựng bởi tác giả Harv Eker. Một nguyên tắc có thể áp dụng cho bất cứ ai, ở mức độ tài chính nào để quản lý tiền một cách hiệu quả.
Nguyên tắc 6 chiếc lọ
Lọ 1 – Nhu cầu thiết yếu 55%
Lọ 2 – Quỹ tự do tài chính 10%
Lọ 3 – Quỹ giáo dục 10%
Lọ 4 – Quỹ tiết kiệm 10%
Lọ 5 – Quỹ hưởng thụ 10%
Lọ 6 – Quỹ cho đi 5%
Quản lý tài chính cá nhân là một kỹ năng sống vô cùng quan trọng đối với lứa tuổi học sinh, sinh viên. Thậm chí, kỹ năng này được nhiều chuyên gia và tổ chức quốc tế khuyến nghị nên được phổ cập từ khi còn trên ghế nhà trường bởi nhiều lợi ích như:
- Một khi an tâm về tài chính, tinh thần của bạn sẽ phấn chấn, năng suất làm việc nhờ đó mà cũng được nâng cao.
- Nguồn vốn dư dả sẽ mở ra cho bạn nhiều cơ hội phát triển bản thân và tài chính: theo đuổi học vấn cao hơn, học thêm ngôn ngữ mới, đầu tư sinh lợi,…
- Bạn dễ dàng chủ động tài chính trước những sự cố hoặc điều bất ngờ trong cuộc sống (hư xe, tai nạn, dịch bệnh…)
Tại Việt Nam, nhiều người vẫn còn mơ hồ về kỹ năng quản lý tài chính do chưa được giảng dạy đúng cách. Hậu quả là có không ít người thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu hụt tiền bạc mỗi cuối tháng và phải vay mượn để bù đắp chi tiêu. “Tài chính Gen Z” là chương trình thường xuyên của khoa Tài chính Ngân hàng (TCNH), trường Đại học Đại Nam nhằm cung cấp những kiến thức về quản lý tài chính cá nhân, giúp các bạn học sinh có thêm những kiến thức thiết thực và tự tin bước vào đời.
Học sinh trường THPT Lê Lợi
Chống “TÍN DỤNG ĐEN”
Chúng ta có thể hiểu “tín dụng đen” là hình thức cho vay vốn nhưng có lãi suất cao của cá nhân hoặc một tổ chức nào đó. “Tín dụng đen” không được kiểm soát cũng như bảo vệ người vay. Lãi suất “tín dụng đen” không có quy định cụ thể. Hầu như lãi suất do cá nhân hoặc tổ chức cho vay “tín dụng đen” tự đặt, lãi suất thường vượt 150% mức lãi suất căn bản của ngân hàng nhà nước.
Các đối tượng hoạt động tín dụng đen chuyển hướng lợi dụng công nghệ, mạng xã hội để mời chào, dụ dỗ người kinh doanh nhỏ lẻ, người lao động thu nhập thấp, công nhân, thanh thiếu niên vay tiền. Vì lãi suất cao nên nhiều người không đủ khả năng trả nợ, lãi mẹ đẻ lãi con nên đã bị các đối tượng uy hiếp, bôi nhọ danh dự và để lại hậu quả nặng nề.
Cách để tránh rơi vào bẫy “TÍN DỤNG ĐEN”
Tránh xa những quảng cáo vay vốn ưu đãi hay đăng ký thẻ tín dụng không chứng minh thu nhập,..từ các thông báo, tờ rơi ngã tư hay cột điện.
Tìm hiểu, hỏi ý kiến thầy cô, những người có chuyên môn xem có nên sử dụng dịch vụ cho vay của một cá nhân, tổ chức tài chính hay không.
Nếu chưa thật sự cần thì không nên tìm hiểu những dịch vụ này để tránh bẫy nợ tín dụng đen nguy hiểm.
Với những kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn qua lời chia sẻ đầy sâu sắc nhưng cũng không kém phần hài hước từ diễn giả Nguyễn Xuân Tiệp hôm nay, Tài chính GenZ mong muốn giúp các bạn học sinh THPT Lê Lợi có thể hiểu rõ về tầm quan trọng của việc quản lý tài chính cá nhân và nắm được phương pháp quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả để không phải rơi vào bẫy “tín dụng đen”
Hình ảnh và những chia sẻ của học sinh sau Workshop
, Bạn Lê Bạch Dương học lớp 11A2 trường THPT Lê Lợi có chia sẻ “ Em thấy buổi workshop do khoa Tài chính Ngân hàng trường Đại học Đại Nam tổ chức rất vui và bổ ích. Em mong nhà trường sẽ tổ chức nhiều hoạt động vui chơi bổ ích như thế này nữa! Cũng sau buổi hôm nay, em đã biết cách quản lý chi tiêu của mình, biết cách chia các nguồn tiền ra để có thể sử dụng cho các công việc phát sinh”
Làm thế nào để trở thành sinh viên khoa Tài Chính Ngân Hàng trường Đại học Đại Nam?
Phương thức 1 xét điểm thi tốt nghiệp THPT: điểm trúng tuyển theo ngưỡng đảm bảo chất lượng.
Phương thức 2 xét tuyển học bạ: xét 03 môn theo tổ hợp xét tuyển lớp 12, điểm nhận hồ sơ từ 18 điểm.
04 tổ hợp xét tuyển ngành Tài chính Ngân hàng:
A00: Toán, Lý, Hóa
C01: Toán, Lý, Ngữ văn
C14: Toán, Văn, Giáo dục công dân
D01: Toán, Ngữ văn, Anh
Liên hệ hotlines: 0902293729 – 0968826488
>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN TRỰC TUYẾN TẠI ĐÂY
Ban truyền thông khoa Tài chính Ngân hàng DNU
————————-
Đại học Đại Nam – Học để thay đổi
Số 1, Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội
Liên hệ:
Website: tcnh.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/khoataichinhnganhangdnu
Hotline Tuyển sinh: 0902293729 – 0968826488