Trang chủ / Cafe Kinh tế / Nhận diện 10 dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro tín dụng của các tổ chức tín dụng

Nhận diện 10 dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro tín dụng của các tổ chức tín dụng

Dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro

Qua công tác theo dõi, giám sát tình hình hoạt động của năm 2020, Ngân hàng Nhà nước nhận định một số tổ chức tín dụng có những dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro ảnh hưởng đến an toàn hoạt động và gia tăng rủi ro.

Trong những năm gần đây, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) luôn quan tâm chú trọng đến công tác ổn định tài chính trong quản lý kinh tế vĩ mô và ổn định hệ thống ngân hàng. Đặc biệt, NHNN đã điều hành CSTT chủ động, linh hoạt phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, thanh khoản của hệ thống ngân hàng được đảm bảo, từ đó góp phần quan trọng để duy trì ổn định ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước siết tín dụng bất động sản, trái phiếu, chứng khoán…

10 dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro ảnh hưởng đến an toàn hoạt động và gia tăng rủi ro

Tuy nhiên, qua công tác theo dõi, giám sát tình hình hoạt động của năm 2020, NHNN nhận thấy một số tổ chức tín dụng (TCTD) có 10 dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro ảnh hưởng đến an toàn hoạt động và gia tăng rủi ro. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, Nợ xấu nội bảng có xu hướng tăng so với cuối năm 2019.

Thứ hai, Tỷ lệ nợ xấu của một số công ty tài chính tiêu dùng ở mức cao và tăng lớn so với năm trước.

Thứ ba, Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng tăng lớn so với cuối năm 2019.

Thứ tư, Tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng, tốc độ tăng trưởng tín dụng bất động sản cao.

Thứ năm, Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) nhằm mục đích xây dựng, kinh doanh bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng đầu tư TPDN; một số ngân hàng thương mại có số dư đầu tư TPDN tăng lớn so với năm 2019, trong đó, mức tăng thêm tập trung chủ yếu vàolĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản.

Thứ sáu, Cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh chứng khoán tăng lớn so với năm trước.

Thứ bảy, Chất lượng tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, tín dụng phục vụ nhu cầu đời sống và dư nợ tín dụng qua thẻ tín dụng suy giảm mạnh so với cuối năm 2019.

Thứ tám, Nợ xấu cấp tín dụng đối với khách hàng lớn (doanh nghiệp có tổng mức cấp tín dụng từ 500 tỷ đồng trở lên) tăng so với cuối năm 2019.

Thứ chín, Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng tăng đáng kể, dẫn đến việc chưa phản ánh thực chất kết quả kinh doanh của TCTD.

Thứ mười, Một số TCTD chưa quyết liệt trong công tác thu hồi tối đa nợ xấu, nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đưa ra theo dõi ngoại bảng.

Để đảm bảo an toàn hoạt động và hạn chế rủi ro, NHNN yêu cầu các TCTD thực hiện một số nội dung. Cụ thể, yêu cầu các TCTD nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Thống đốc NHNN tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2021.

ThS. Trần Thị Lan Phương

Giảng viên khoa Tài chính Ngân hàng – Đại học Đại Nam

Có thể bạn quan tâm

Trở thành sinh viên Đại học Đại Nam, 2K5 sẽ được nhận những học bổng nào?

“Hỗ trợ học bổng cho sinh viên đạt kết quả cao trong học tập và …