-
Mục lục
Tài chính cá nhân là gì?
Tài chính cá nhân theo như cách hiểu đơn giản nhất là việc ứng dụng nguyên tắc tài chính vào việc tiền bạc của cá nhân hoặc gia đình. Tài chính cá nhân sẽ liên quan đến các vấn đề tài chính thường gặp như: chi tiêu, thu nhập, đầu tư, tiết kiệm… Hoặc bạn cũng có thể hiểu tài chính cá nhân là việc sử dụng đồng tiền sao cho hiệu quả nhất. Nó vừa giúp bạn sống thoải mái lại tránh gặp phải những rủi ro không đáng có từ cuộc sống thường ngày.
-
Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân?
Đây là một câu hỏi lớn của các bạn trẻ ở thời điểm hiện tại. Việc quản lý tài chính cá nhân ảnh hưởng vô cùng lớn đến thu nhập, chi tiêu, khoản đầu tư của bạn. Một khi bạn quản lý tốt tài chính của mình từ việc kiểm soát chi tiêu đến kiểm soát vốn và các kênh đầu tư, đồng thời hạn chế tối giảm các rủi ro có thể gặp phải trong cuộc sống thì bạn và gia đình sẽ nhanh chóng đạt được mức tự do tài chính như mong muốn. Lúc đó, bạn sẽ giảm thiểu được áp lực tài chính trong cuộc sống.
-
Làm cách nào để Sinh viên có thể quản lý tài chính cá nhân hiệu quả?
Sử dụng nguyên tắc 50/20/30 để quản lý TC cá nhân hiệu quả. Nguyên tắc 50/20/30 được Elizabeth Warren – nhân vật được Tạp chí Times bình chọn là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất năm 2017 đề cập trong cuốn sách của bà. Nói cho đơn giản, phương pháp 50/30/20 sẽ chia thu nhập của các bạn ra từng nhóm riêng biệt, từ đó giúp bạn có kế hoạch tài chính rõ ràng hơn.
-
Nhóm 50%: Nhóm chi phí thiết yếu
Chi phí thiết yếu là những khoản mà bạn chắc chắn phải bỏ ra bất kể bạn ở đâu, làm gì hay có kế hoạch gì trong tương lai. Thông thường, những chi phí này thường giống nhau ở hầu hết mọi người, bao gồm tiền ăn, tiền ở, chi phí đi lại và các hóa đơn tiện ích như điện, nước.
-
Mẹo sử dụng: Thiết lập ngân sách cá nhân có tính chu kỳ: Liệt kê các khoản thu nhập và Các khoản chi tiêu trong tháng
Trong đó: Chi tiêu thường xuyên là những khoản chắc chắn phải bỏ ra bất kể bạn ở đâu, làm gì hay có kế hoạch gì trong tương lai.
Chi tiêu tiềm năng: Là những khoản phát sinh nhưng bắt buộc phải chi tiêu.
- Nguyên tắc áp dụng:
- Chi tiêu đúng mực: chỉ chi tiêu những thứ đã được ghi trong danh mục chi tiêu hàng tháng. Tham khảo ý kiến của bạn bè và người thân trước khi quyết định mua sắm một đồ dùng giá trị ngoài danh mục này.
- Tiêu dùng thông minh: Nấu ăn thay vì ăn quán. Tự nấu ăngiúp bạn chủ động lựa chọn món ăn đa dạng, đảm bảo chất dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm và có thể tiết kiệm 50% chi phí ăn uống. Nếu bạn thuê trọ, hãy Thuê nhà trọ có chủ nhà để tiết kiệm chi phí điện nước theo giá dân dụng (thay vì chi phí trả theo giá dịch vụ)
- Hạn chế tối đa vay mượn không cần thiết: Chỉ nên vay mượn để chi cho những khoản trong danh mục “Chi tiêu thường xuyên”. Không sử dụng các dịch vụ thẻ tín dụng: nếu bạn chưa tìm hiểu các loại chi phí, lãi suất, phí giao dịch…của các loại thẻ tín dụng đó.
- Ngoài ra, bạn có thể cài đặt một số ứng dụng quản lý tài chính cá nhân để tiện bề cập nhật và theo dõi nhật ký chi tiêu của mình như: PocketGuard, Wally Next, Wallet.
-
Nhóm 30%: Nhóm linh hoạt
Đây là nhóm dành cho những hoạt động giải trí/ hưởng thụ/chi phí bất ngờ khác. Nhóm chi phí này có thể được gọi là nhóm chi phí không thiết yếu. Nhìn chung, nhóm này linh hoạt là bởi trong cuộc sống hiện đại, chúng ta có rất nhiều khoản phải chi dùng mà không thể kể tên. mục tiêu chung là giảm bớt chi phí ở nhóm linh hoạt và tăng nhóm tích luỹ lên.
-
Nhóm 20%: Nhóm tích lũy – Mục tiêu tài chính
Danh mục này chỉ nên được bổ sung khi danh mục chi phí thiết yếu đã ổn định và trước khi bạn kịp nghĩ đến bất cứ điều gì thuộc danh mục chi tiêu cá nhân. Nếu bạn đạt được mục tiêu 50% hoặc ít hơn dành cho chi phí thiết yếu và 20% hoặc lớn hơn dành cho mục tiêu tài chính, bạn sẽ có thể sẽ ít phải lo lắng hơn khi bước vào tuổi nghỉ hưu.
-
Mẹo sử dụng: mỗi lần chi tiêu là một lần tiết kiệm
Một trong những lý do hiếm bạn trẻ nào duy trì hành động tiết kiệm đó là “quên không tiết kiệm”. Vì việc tiết kiệm 20% thu nhập chỉ được thực hiện 1 lần trong tháng (đầu tháng hoặc cuối tháng). Có một bí quyết giúp bạn vừa tiết kiệm đều đặn, vừa đảm bảo đúng tỷ lệ 20% đó là: mỗi lần chi tiêu là một lần tiết kiệm. Chẳng hạn, bạn đi siêu thị mua đồ hết 300.000 đ, hãy bỏ ống heo 20% số tiền đó, tương đương 60.000 đ. Giống như 2 hành động tuyến tính, thực hiện liên tục thì bạn sẽ tạo thành thói quen.
- Kết luận: Quy tắc 50/20/30 này không thể áp dụng một cách hoàn hảo cho mọi người trong mọi trường hợp mà chúng chỉ hướng dẫn để bạn có thể áp dụng một cách linh hoạt cho quỹ ngân sách của mình.
ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
Giảng viên khoa Tài chính Ngân hàng – Đại học Đại Nam