Trang chủ / Tuyển sinh / Có nên học ngành Tài chính Ngân hàng?

Có nên học ngành Tài chính Ngân hàng?

Ngành Tài chính – Ngân hàng từ lâu được đánh giá là một ngành nghề có tốc độ phát triển nhanh vượt bậc. Đây là ngành học luôn nhận được sự quan tâm của nhiều học sinh, phụ huynh. Tuy nhiên, “Có nên học ngành tài chính ngân hàng hay không?” vẫn luôn là câu hỏi được nhiều bạn trẻ đặt ra trước mỗi kỳ thi tuyển đại học. Thay vì đắn đo suy nghĩ, các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để khám phá về ngành học này nhằm vững tin vào quyết định của bản thân nhé!

Mục lục

Ngành Tài chính ngân hàng là gì?

Ngành tài chính ngân hàng được xem là một trong những ngành đặc thù quan trọng và đầy tiềm năng của nền kinh tế. Các nghiệp vụ Tài chính – Ngân hàng liên quan tới giao dịch hoặc kinh doanh tiền tệ thông qua ngân hàng. Có thể chia Tài chính-Ngân hàng thành nhiều lĩnh vực nhỏ khác nhau như: tài chính doanh nghiệp, tài chính đầu tư, tài chính thuế, tài chính bảo hiểm, ngân hàng bán buôn, ngân hàng bán lẻ… nhưng đều liên quan đến hầu hết các dịch vụ giao dịch tài chính, lưu thông và vận hành tiền tệ.

Sinh viên theo học ngành Tài chính – Ngân hàng sẽ được đào tạo chuyên sâu kiến thức về đầu tư tài chính, định giá doanh nghiệp, phân tích và thẩm định dự án, tín dụng  ngân hàng và các nghiệp vụ khác như kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh, … Dựa trên nền tảng kiến thức đó, sinh viên tốt nghiệp có thể ra quyết định đúng đắn, hợp lý trong quản trị tài chính và đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ.

Vì sao nên học Tài chính – Ngân hàng?

  1. Tỷ lệ làm việc cao

Trong những năm gần đây, lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng đã khởi sắc trở lại, kéo theo “cơn khát” nguồn nhân lực chất lượng cao. Năm 2021, bất chấp COVID-19, nhiều ngân hàng không những vẫn ồ ạt tuyển dụng mà còn không cắt giảm lương nhân viên trong 3 tháng đầu năm. Ngoài ra, với số doanh nghiệp không ngừng tăng lên trong những năm gần đây (cả nước có 134.900 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong năm 2020) và hàng loạt các tổ chức tài chính khác như công ty chứng khoán, công ty tài chính ngày càng mở rộng hoạt động cho thấy nhu cầu nhân lực “khủng” của ngành Tài chính – Ngân hàng.

  1. Học một nghề, có hàng trăm vị trí việc làm để lựa chọn

Ngoài kiến thức nền tảng về kinh tế – xã hội, quản lý, kiến thức chuyên sâu về tài chính, ngân hàng, sinh viên Tài chính – Ngân hàng còn được trang bị kỹ năng thực hành, ứng dụng công nghệ thông tin trong chuyên môn, sử dụng tiếng Anh thành thạo trong giao tiếp và nghề nghiệp để có thể làm việc trong môi trường hiện đại. Nhờ đó, đa số các sinh viên đều có việc làm sau khi ra trường.

  1. Thu nhập “khủng”

Theo thống kê, mức thu nhập bình quân hàng tháng và lương bổng của nhân viên ngành Tài chính – Ngân hàng tương đối cao so với những khu vực kinh tế khác. Thống kê trên BCTC Quý 2 của 27 ngân hàng niêm yết cho thấy, hầu hết các ngân hàng đều tăng chi phí nhân viên trong 6 tháng đầu năm 2021, một phần do tăng tuyển dụng mới và một vài ngân hàng tăng lương, thưởng vì kết quả kinh doanh vượt trội năm 2020 và nửa đầu năm 2021.

Trong 6 tháng đầu năm, dẫn đầu hệ thống về thu nhập nhân viên là Techcombank với mức thu nhập bình quân mỗi nhân viên nhận được là 44 triệu đồng/tháng; kế tiếp là MBS với 32,2 triệu đồng/tháng; Vietcombank là 31,5 triệu đồng/tháng… Số liệu trên cho thấy mức thu nhập của nhân viên ngân hàng ngày càng cao; cơ hội thăng tiến rộng mở.

  1. Biết cách quản lý tài chính cá nhân

Quản lý tài chính cá nhân là vấn đề rất quan trọng đối với mỗi cá nhân và được xem như một bước quan trọng để làm giàu. Khi bạn học ngành Tài chính – Ngân hàng, bạn sẽ hiểu được giá trị của tiền theo thời gian, có những tư duy về tài chính và làm giâu chân chính. Với những kiến thức cơ bản về quản lý tài chính được trang bị, bạn có thể có những phương pháp, kế hoạch quản lý tài chính hiệu quả, từ đó tránh được những rắc rối trong cuộc sống thường ngày để xây dựng một nền tảng tài chính vững chắc.

Ngành Tài chính Ngân hàng – trường Đại học Đại Nam có gì?

*Kiến thức cơ bản và chuyên sâu về tài chính ngân hàng:

Đối với chương trình nền tảng, sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về kinh tế, ngân hàng và tài chính.

– Năm 1, năm 2, sinh viên học một số môn học cơ sở như: Kinh tế vĩ mô, Tài chính tiền tệ,…

Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được bổ trợ về kỹ năng chuyên môn như: phân tích, dự báo liên quan đến tài chính, tiền tệ nhằm đưa ra quyết định trong quản trị tài chính, phân tích tài chính và đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong quá trình toàn cầu hóa.

Năm học 2021 – 2022, khoa Tài chính ngân hàng Trường Đại học Đại Nam sẽ lần đầu giảng dạy 2 môn mới là: Ngân hàng số và Tài chính cá nhân.

*Ngoại ngữ, CNTT và rèn luyện kỹ năng mềm:

Tin học và Ngoại ngữ là yếu tố không thể thiếu đối với tất cả sinh viên. Song song đó, sinh viên ngành Tài chính-Ngân hàng (DNU) sẽ được rèn luyện các kỹ năng mềm như giao tiếp, tư vấn, đàm phán, thương lượng, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề…

Ngoài ra, sinh viên còn được trải nghiệm kỹ năng thực hành trong suốt 4 năm học như: nghiệp vụ ngân hàng tại trung tâm thực hành Tài chính – Ngân hàng; học tập trực tiếp trên phần mềm nghiệp vụ ngân hàng (Core Banking), học tín dụng ngân hàng với chuyên gia đến từ các ngân hàng thương mại lớn.

Trong quá trình học, sinh viên được tiếp cận với môi trường làm việc chuyên môn từ sớm, được ứng dụng CNTT vào chuyên ngành; đi kiến tập, học việc tại các tổ chức tài chính, ngân hàng, công ty chứng khoán ngay từ năm nhất đại học; được giới thiệu và kết nối với các cơ quan thực tập vào năm 4.

Có thể bạn quan tâm

Thêm 05 doanh nghiệp Tài chính – Ngân hàng ký kết hợp tác với trường Đại học Đại Nam

Nhằm đẩy mạnh chương trình đào tạo “giảng đường – doanh nghiệp”, tạo cầu nối …