Trang chủ / Cafe Kinh tế / Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với COVID-19 của chính phủ

Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với COVID-19 của chính phủ

CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA

  1. Gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 được Chính phủ ban hành theo 31 Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 08/04/2020.

Theo chính sách này, khoảng 740 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động (chiếm 98% tổng số doanh nghiệp) và hầu hết các hộ kinh doanh cá thể ngừng kinh doanh đều thuộc diện được gia hạn thuế và tiền thuê đất với tổng mức dự kiến là 180 nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên trên thực tế số doanh nghiệp thụ hưởng chính sách này không đáng kể (chiếm 17%) do ảnh hưởng của dịch COVID-19, việc sản xuất kinh doanh không triển khai được nên nhiều doanh nghiệp không có phát sinh thuế, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

  1. Giảm 15% tiền thuê đất phải nộp của năm 2020 được Chính phủ ban hành theo Quyết định số 2. 22/2020/QĐ-TTg ngày 10/08/2020.

Theo đó, đối tượng áp dụng là các doanh 32 nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo Quyết định hoặc Hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả tiền thuê đất hàng năm phải ngừng sản xuất kinh doanh từ 15 ngày trở lên do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

  1. Giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức khác có tổng doanh thu không quá 200 tỷ đồng ban hành theo Nghị quyết 116/2020/QH14 ngày 19/06/2020 và quy định chi tiết thi hành theo Nghị định số 114/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ.

Đối tượng thụ hưởng của chính sách miễn giảm thuế TNDN là những doanh nghiệp làm ăn có lãi, tức là các doanh nghiệp đang hưởng lợi hoặc ít chịu ảnh hưởng chứ không phải những doanh nghiệp đang gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Do vậy, việc ưu đãi thuế thu nhập chưa thực sự hướng đến các doanh nghiệp gặp khó khăn do đai dịch, vì vậy là một phương thức hỗ trợ chưa phù hợp, làm lãng phí nguồn lực đang rất hạn hẹp hiện nay, đồng thời tạo ra sự bất bình đẳng trong cộng đồng doanh nghiệp, và có thể khiến môi trường kinh doanh xấu đi.

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Để phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính quốc tế, đồng thời đối phó với tác động tiêu cực của dịch COVID-19, NHNN đã chủ động, liên tục giảm các mức lãi suất điều hành nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp và người dân. Đồng thời chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) tiết kiệm chi phí, giảm manh lãi suất cho vay, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên.

  1. Chính sách lãi suất

Tính đến tháng 6/2021, NHNN điều chỉnh giảm lãi suất điều hành bốn lần (1 lần tháng 12/2019 và 3 lần trong năm 2020 vào tháng 3, tháng 5, tháng 9) với tổng mức giảm tới 1,5 đến 2,0%/năm lãi suất điều hành, giảm 0,6 đến 1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi; giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên.

Tuy nhiên giải pháp hạ lãi suất trong bối cảnh hiện tại chưa thực sự mang lại hiệu quả kích thích vay vốn cho sản xuất kinh doanh do hầu hết doanh nghiệp bị ảnh hưởng cả đầu vào và đầu ra. Bên cạnh đó, giảm lãi suất chỉ mới áp dụng cho các khoản vay mới. Do vậy nhu cầu tín dụng tăng khá yếu dù mặt bằng lãi suất đã giảm sâu trong năm 2020. Đến nửa đầu năm 2021, tốc độ tăng tín dụng đang có xu hướng cải thiện nhưng chỉ tăng ở lĩnh vực ưu tiên, còn lại tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn yếu.

b) Chính sách cơ cấu lại thời hạn nợ, miễn/giảm lãi vay hỗ trợ doanh nghiệp

Chính phủ đã ban hành Thông tư 03/2021/TT-NHNN (sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN), ban hành ngày 2/4/2021 về cơ cấu lại thời hạn nợ, miễn/giảm lãi vay hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch,

Theo đó, TCTD, chi nhánh NH nước ngoài miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ đối với số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 10/6/2020 từ hoạt động cấp tín dụng (trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu DN) mà:  Nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi đến hạn thanh toán trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 31/12/2021; và khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid – 19. Việc thực hiện miễn, giảm lãi, phí cho khách hàng theo quy định tại Thông tư 03 thực hiện đến ngày 31/12/2021.

Việc ban hành Thông tư 03 sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc phục hồi kinh doanh, cũng như giảm áp lực trích lập của các NHTM. Tuy nhiên điểm bất cập của chính sách là doanh nghiệp khó tiếp cận vì phải đáp ứng nhiều yêu cầu. Và việc cơ cấu lại các khoản nợ chỉ thực hiện trong 12 tháng sẽ khó khăn cho các khoản nợ trung và dài hạn.

c) Chính sách hỗ trợ tín dụng từ ngành ngân hàng

NHNN đã ban hành các văn bản (Thông báo số 35/TBNHNN ngày 7/2/2020, Văn bản 479/NHNN-VP ngày 3/1/2020, 541/NHNN-TD ngày 4/2/2020, 1117/NHNN-TD ngày 42 24/2/2020, 1425/NHNN-TDCNKT ngày 6/3/2020) chỉ đạo các ngân hàng tự cân đối nguồn vốn, tiết kiệm chi phí hoạt động để vừa thực hiện cơ cấu lại nợ, miễn/giảm lãi vay, phí thanh toán vừa xem xét cho vay mới phục vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và người dẫn; thường xuyên theo dõi, đánh giá tình hình của khách hàng vay vốn để triển khai kịp thời và hiệu quả các biện pháp hỗ trợ; ổn định mặt bằng lãi suất huy động và cho vay; đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán của người dân.

Thực hiện chỉ đạo của NHNN, các tổ chức tín dụng (TCTD) đã tích cực, chủ động có giải pháp hỗ trợ riêng đối với khách hàng, địa phương bị ảnh hưởng bởi đợt dịch lần thứ 3 và thứ 4. Từ đầu năm 2021 đến nay, theo thống kê sơ bộ, có 17 TCTD đã công bố công khai các chương trình, sản phẩm tín dụng với lãi suất ưu đãi: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (Agribank) hỗ trợ các chi nhánh mức lãi suất tối đa 2,5% để giảm lãi suất cho vay mới đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch (quy mô hỗ trợ áp dụng cho dư nợ khoảng 100.000 tỷ đồng). Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) triển khai các gói tín dụng với quy mô 150.000 tỷ, lãi suất giảm 1-1,5% so với kỳ trước. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) giao quyền chủ động cho các chi nhánh được giảm đến 2% lãi suất cho vay; dự kiến mức hỗ trợ lãi, phí năm 2021 của Vietinbank tiếp tục duy trì tối thiểu bằng mức đã thực hiện năm 2020 (khoảng 5.000 tỷ đồng).

Tuy nhiên đánh giá chung lại, chính sách hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của COVID-19 hiện đang cho thấy nhiều bất cập ở khâu thực thi khi doanh nghiệp muốn tiếp cận nguồn hỗ trợ này phải đáp ứng các thủ tục phức tạp với chi phí lớn, gồm: lập báo cáo kiểm toán, đánh giá thiệt hại, tự chứng minh thanh khoản và khả năng trả nợ sau khi được cơ cấu lại nợ. Với các thủ tục này, nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ – nhóm cần hỗ trợ nhất, có thể lại là nhóm khó tiếp cận chính sách nhất. Sự sợ trách nhiệm của bộ phận triển khai cũng có thể khiến tiến độ hỗ trợ bị chậm trễ.

ThS. Nguyễn Thị Thu Trang

Khoa TCNH- Đại học Đại Nam

 

Có thể bạn quan tâm

Trở thành sinh viên Đại học Đại Nam, 2K5 sẽ được nhận những học bổng nào?

“Hỗ trợ học bổng cho sinh viên đạt kết quả cao trong học tập và …