Trang chủ / Cafe Kinh tế / Bạn có đang bị mua cổ phiếu với giá “đắt”?

Bạn có đang bị mua cổ phiếu với giá “đắt”?

Trong những tháng đầu năm 2021, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến sự tham gia bùng nổ của một lượng lớn các nhà đầu tư F0 tham gia vào thị trường. Trong hơn 5 tháng đầu năm, số lượng tài khoản chứng khoán mở mới nhiều hơn 20% số lượng tài khoản mở mới của năm 2020. Dòng tiền mạnh chuyển dịch vào kênh đầu tư này kỳ vọng sẽ giúp thị trường chứng khoán tăng trưởng tích cực trong năm nay, cũng như hỗ trợ phát triển kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 kéo dài.

Vì vậy, nhu cầu được trang bị kiến thức căn bản và chính xác về thị trường chứng khoán của các nhà đầu tư F0 nói chung, và các nhà đầu tư cá nhân mới nói riêng là rất chính đáng và cần thiết, nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư, cũng như nâng cao trình độ của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán VIệt Nam.

Liệu cổ phiếu trên 100 ngàn đồng là cổ phiếu đắt? Liệu cổ phiếu chỉ vài chục ngàn đồng là cổ phiếu rẻ? Liệu rằng cổ phiếu giá đã rất cao, sẽ không còn cơ hội để tăng trưởng về giá nữa? Liệu rằng cổ phiếu giá thấp sẽ có còn nhiều tiền năng để tăng trưởng về giá? Hy vọng bài viết này sẽ đưa ra được câu trả lời thoả đáng cho bạn đọc.

Một trong những chỉ số cơ bản nhất mà nhà đầu tư cần biết đến khi nhận định về giá trị của một loại cổ phiếu, đó chính là chỉ số P/E (Price per Earning Ratio). Để giúp bạn đọc có thể hình dung rõ hơn về giá trị của cổ phiếu, cũng như ý nghĩa của chỉ số P/E đối với giá trị của một loại cổ phiếu, chúng ta có thể lấy ví dụ so sánh về giá hai mã cổ phiếu ngành ngân hàng: MBB (38.75) và LPB (27.85). Liệu rằng giá cổ phiếu của MBB đắt hơn giá cổ phiếu của LPB?

Đầu tiên chúng ta phải xác định được lợi nhuận của từng công ty là bao nhiêu? Trong năm 2020, lợi nhuận của MBB là 10,688 tỉ đồng, lợi nhuận của LPB là 2,426 tỉ đồng. Liệu rằng đến đây chúng ta lại có một suy nghĩ rằng cổ phiếu của MBB thực ra lại rẻ hơn LPB vì MBB đạt được lợi nhuận tới gần 5 lần so với LPB, trong giá chỉ nhỉ nhỉnh hơn 9 ngàn đồng so với LPB. Câu trả lời là chúng ta chưa thể đưa ra nhận định về giá của hai loại cổ phiếu tại thời điểm này được, vì quy mô vốn của hai ngân hàng này là khác nhau. MBB đã phát hành 2,773 triệu cổ phiếu, trong khi đó LPB mới chỉ phát hành 1,074 triệu cổ phiếu đang lưu hành. Từ đó, chúng ta có công thức liên hệ giữa Lãi cơ bản trên Số lượng cổ phiếu – EPS (Earning per Share), với ý nghĩa một cổ phiếu của công ty sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận:

Sau khi tính toán được EPS, chúng ta đã gần tiến tới được đích đến, đó chính là một đơn vị chung để so sánh giá trị giữa hai loại cổ phiếu. Từ công thức về EPS, ta sẽ suy ra được công thức của chỉ số P/E (Price per Earning) như sau:

Kết quả P/E cho thấy rằng, chúng ta đang trả giá 10.05 đồng để đạt được 1 đồng lợi nhuận của cổ phiếu MBB, trong khi chúng ta phải trả lên tới 12.49 đồng để đạt lất 1 đồng lợi nhuận của cổ phiếu LPB. Theo chỉ số P/E, cổ phiếu của LPB đang “đắt” hơn so với cổ phiếu của MBB. Nhưng ở khía cạnh khác, liệu cổ phiếu có P/E cao thì cổ phiếu đó đắt, hay P/E của cổ phiếu đó thấp thì cổ phiếu này sẽ tăng giá trong tương lai? Thực tế, nhận định này là chưa chính xác, do giá của cổ phiếu được xác định tại thời điểm hiện tại, nhưng lãi cơ bản trên số cổ phiếu lại là con số của quá khứ. Vì vậy, chỉ số P/E là một chỉ số quan trọng để so sánh giá của hai hay nhiều loại cổ phiếu là đắt hơn hay rẻ hơn, nhưng không có nghĩa chỉ sổ này là thước đo dùng để định giá một loại cổ phiếu là đắt hay rẻ.

Lê Tuấn Anh

Có thể bạn quan tâm

Người thuyền trưởng con tàu Tài chính – Ngân hàng (FIB)

Nói về những điểm nổi bật của khoa TCNH, có lẽ điều đầu tiên chúng …